QUY TRÌNH ĐỔ BÊ TÔNG DẦM, SÀN THẾ NÀO LÀ ĐÚNG?
Cột, dầm, sàn, cầu thang là các cấu kiện cơ bản của một ngôi nhà phố cũng như các công trình xây dựng khác.
Tuy nhiên cấu kiện cột là cấu kiện đổ trước không chung với dầm và sàn, cấu kiện cầu thang là cấu kiện có thể đổ bê tông chung với dầm sàn và cũng có thể đổ sau khi thi công đổ bê tông dầm, sàn.
Vì thế cấu kiện dầm và sàn trong bài viết này sẽ được quan tâm nhất để các đơn vị thi công thiếu kinh nghiệm hoặc chủ đầu tư có thể tham khảo để dễ quản lý công trình của mình.
Bê tông dầm sàn sau khi thi công xong
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐỔ BÊ TÔNG DẦM SÀN.
- Chuẩn bị nhân công là điều trước tiên cần khi đổ bê tông dầm sàn, nhân công phải biết sử lý các công việc phát sinh trong lúc quá trình đổ bê tông, thường thì nhà phố phải chuẩn bị khoảng 10 nhân công để đổ bê tông, họ sẽ đảm nhiệm việc cào bê tông ra cho đều, đầm bê tông, làm mặt bê tông...
- Tính toán thời gian đổ bê tông nếu diện tích sàn của công trình quá lớn, khi đổ bê tông xong phải đảm bảo không động chạm làm kết cấu bị động và phá hủy.
- Chuẩn bị, tính toán mặt bằng thi công để có đủ khoản không gian để cho xe bê tông vào, nếu công trình thực hiện đổ bê tông thương phẩm, nhưng cũng cần có không gian trộn bê tông nếu công trình thực hiện đổ bê tông trộn tay.
- Đảm bảo quá trình thi công được an toàn tuyệt đối, trước tiên công trình phải có rào xung quanh để tránh các vật rơi từ trên xuống, hàng rào xung quanh công trình để tách biệt công trình khỏi giao thông bên ngoài, nhân viên thi công phải đội nón bảo hộ, nếu di chuyển vào các khu vực nguy hiểm phải đeo dây bảo hộ.
- Sau khi gia công ván khuôn dầm, sàn, phải đảm bảo mặt nằm trên của ván khuôn sạch sẽ, vì thế trước khi đổ bê tông, công nhân sẽ phải vệ sinh ván khuôn thật sạch mục đích là làm cho bê tông không bị lẫn tạp chất làm giảm chất lượng bê tông của công trình. Mục đích khác là giành cho ván khuôn háo nước, sẽ hút nước của bê tông, cho nên phải có nước để đảm bảo ván khuôn được làm ẩm trước.
Bê tông dầm sàn đang trong quá trình thi công
- Gia công cốt thép dầm sàn thật chuẩn đúng với thiết kế đã đặt ra, đặt đúng cốt thép vào đúng vị trí đã quy định sẵn trên sàn, nếu cốt thép có dấu hiệu hơi rỉ sét phải dùng biệt pháp cơ học để làm sạch bề mặt của nó, để đảm bảo bê tông và thép được liên kết với nhau thật chắc chắn.
- Một điều quan trọng hơn nữa đó chính là giàn giáo chống chịu bên dưới, nó thật sự rất quan trọng vì khi đổ bê tông thương phẩm, máy bơm công suất rất lớn có thể làm chuyển động cả sàn ván khuôn, có rất nhiều trường hợp đã bị sập trong khi đổ bê tông làm nguy hiểm đến nhân công bên trên, hao tốn công xây dựng lại, hao tốn vật tư... vì thế giàn giáo thật sự phải chắc chắn và khoảng cách phải đủ để chịu lực bơm bê tông lẫn tác dụng tĩnh của bê tông.
- Kiểm tra chất lượng bê tông, nếu như gia chủ sử dụng bê tông thương phẩm thì đơn vị thi công sẽ kiểm tra chất lượng bằng cách lấy mẫu ép kiểm tra cường độ bê tông, và độ sụt của bê tông, độ sụt bê tông rất quan trọng trong việc cho sự lưu động của bê tông, tùy vào cấu kiện mà có độ sụt khác nhau, độ sụt càng cao bê tông càng len lỏi vào bên trong các cấu kiện nhỏ càng dễ dàng, nếu độ sụt thấp đồng nghĩa với việc bê tông đặc hơn, sử dụng các cấu kiện bê tông dễ đổ có tiết diện rộng, thường công trình đổ bê tông có độ sụt 6-8cm.
- Kiểm tra chất lượng máy móc thi công trước khi sử dụng, trong quá trình đổ bê tông nếu không may mắn thiết bị hư hỏng thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình đổ bê tông và ảnh hưởng đến chất lượng bê tông sau khi ninh kết. Nên chuẩn bị máy móc thiết bị dự phòng nếu đủ điều kiện.
Dầm sàn đã được thi công và tháo ván khuôn
- Lưu ý cách sử dụng máy đầm trong công tác thi công đổ bê tông, sử dụng máy đầm dùi cho dầm sàn thay vì đầm bàn, đầm bàn có trọng lượng nặng nên việc sử dụng đầm bàn cho công trình đang thi công đổ bê tông sàn là điều khó có thể, đầm bàn sẽ lún xuống mặt bê tông và không thể di chuyển.
- Kiểm tra chất lượng bê tông bằng cách lấy độ sụt, tức độ lưu động của bê tông, đảm bảo khi đổ bê tông có độ sụt cao thì bê tông sẽ dễ xen vào các khe nhỏ hơn là bê tông có độ sụt cao, nhưng với bê tông dầm sàn nên đổ bê tông với độ sụt từ 6-8 cm. Lấy mẫu để kiểm tra cường độ của bê tông, cường độ bê tông được lấy ở phòng thí nghiệm với mẫu 15x15x15cm, mẫu này lấy đúng kỹ thuật trong lúc bê tông trước khi đổ.
- Không để bê tông bị ngập úng trong lúc đổ, nhất là những đơn vị thi công thiếu kinh nghiệm trộn bê tông khô và đổ bê tông xuống khu vực ngậm nước, hoặc trên sàn đổ bê tông và làm mặt không chuẩn sẽ để lại nơi động nước làm nước ngập bê tông làm giảm chất lượng bê tông. Nhưng cũng không để bê tông bị khô hanh và nức nẻ, nên bảo dưỡng bê tông đúng cách.
VÁN KHUÔN
- Ván khuôn dầm được thi công đúng kích thước bản vẽ, để khi bê tông đông cứng sẽ ra đúng hình dạng thiết kế. Ván khuôn dầm thường mắc sai lầm đó là neo ván khuôn vào thép dầm để chống phình, nhưng thực tế khi đổ bê tông không những làm ván khuôn bị phình còn kéo theo thép dầm lệch đi. Nếu xảy ra như thế phải phá bỏ và đổ lại bê tông mới cho sàn.
- Kiểm tra độ võng đáy ván khuôn dầm, nếu độ võng quá lớn thì ván khuôn đó không hợp lý, phải có biện pháp thi công ván khuôn cho thật phẳng, khi đổ bê tông xong phải kiểm tra lại độ võng vì khi có bê tông sẽ gây tải rất lớn làm võng ván khuôn.
- Thi công ván khuôn sàn phải có biện pháp chống chảy nước bê tông khi đổ thông qua những khe hở nhỏ trên ván khuôn, cách thông dụng là dùng băng keo để ngăn không cho bê tông mất nước, không chỉ thế mà những khe hở ở ván khuôn nên có biện pháp khắc phục.
- Kiểm tra ván khuôn đúng vị trí được thi công, nếu có sai lệch nên xử lý ngay lập tức.
Ván khuôn được hạn chế lỗ thoát nước cho bê tông bằng keo dán
QUY TRÌNH ĐỔ BÊ TÔNG
- Khi đổ bê tông dầm sàn liền khối, thì không được dừng đổ bê tông, đổ liên tục và nếu dừng thì phải dừng nơi có vị trí moment uốn nhỏ, sau đó sử dụng phụ gia liên kết với bê tông nếu dừng đổ bê tông quá lâu và bê tông đổ trước đã có dấu hiệu đông cứng.
- Khi đổ bê tông phải có biện pháp che dậy, nhằm tránh đi bụi bẩn bay vào bê tông nhằm giảm chất lượng của bê tông, và làm hư mặt bê tông. Càng phải che đậy nếu như khi đổ bê tông và gặp mưa, mưa sẽ làm rổ bề mặt của bê tông hư hại bê tông.
- Đối với các cấu kiện cột có chiều cao nhỏ hơn 5m thì phải đổ liên tục không được dừng, đối với các cấu kiện là tường có chiều cao nhỏ hơn 3m phải đổ liên tục bê tông, nếu là tường và đổ không liên tục phải có lớp water stop nhằm chống sự xâm hại của nước.
- Chiều dày của lớp bê tông mỗi khi đầm phải đúng với quy chuẩn của quốc gia nhằm mục đích đầm được đều và không gây ra các hiện tượng làm xấu đi bê tông.
- Đổ bê tông các cấu kiện đặc biệt chịu lực chính trong công trình, thì nên sử dụng bê tông thương phẩm và có sự kiểm tra cường độ. Bê tông đổ bằng tay và trộn tại công trình thường theo kinh nghiệm cho nên chất lượng để đạt được Mác yêu cầu sẽ rất khó. Tuy nhiên không nên tin tưởng hoàn toàn vào bê tông thương phẩm.
CỐT THÉP
- Bảo đảm cốt thép đặt đúng theo phương án thiết kế đã vẽ sẵn, vì kết cấu chịu lực được vẽ ra đã qua khâu tính toán, vừa hợp kinh tế vừa đảm bảo khả năng chịu lực của công trình.
- Đảm bảo đặt cốt thép đúng phương chịu lực, trên thực tế thì cốt thép nếu đặt đúng vị trí thì chịu lực tốt hơn và phát huy tối đa cho cấu kiện đó, còn ngược lại đặt càng nhiều cốt thép nhưng sai vị trí không những không chịu được lực gây ra do công trình mà còn phá hoại kết cấu. Đặt quá nhiều cốt thép cũng không hợp lý, vừa tốn kém vừa phá kết cấu (phá hoại giòn). Vì thế nên chọn đơn vị thi công giàu kinh nghiệm.
- Gia công cốt thép đúng hình dạng và đúng kích cỡ thép như thiết kế đã đề ra, chú ý quan trọng những vị trí nối thép, móc thép phải đủ chiều dài kích thước, không được thiếu. Khi thi công thép sàn, theo quy định buộc thép chỉ cần buộc thép khoản 50% vị trí đối với thép có gờ, và buộc 100% các vị trí giao nhau của thép nếu là thép không có gờ (thép tròn). Khi buộc cốt thép phải buộc các mối chéo qua phải rồi chéo qua trái nhầm mục đích cho các đai thép không bị lệch sang 1 bên.
- Chú ý khoản cách thép đai cho đúng thiết kế, nên dùng mực vẽ để vẽ lên thép nhằm đánh dấu vị trí của thép cho đều, bố trí thép đai tăng cường các vị trí chịu lực quan trọng đúng theo kỹ thuật thi công công trình. Dùng thép buộc cố định các đai thép cho chắc chắn đảm bảo khi đổ bê tông sẽ không bị tụt khỏi thép dầm chính.
Nếu các bạn chưa có đơn vị thi công chuẩn xác, thì hãy gọi cho chúng tôi.
Cty TNHH An Lạc Việt để được TƯ VẤN XÂY DỰNG NHÀ MIỄN PHÍ.
Hotline: 0868 452 765 để chúng tôi hỗ trợ các bạn từ việc thiết kế đến thi công công trình
Zalo: 0868 452 765 hãy nhắn cho chúng tôi nếu các bạn có nhu cầu nhé.